Ứng dụng khoa học Quy luật cực tiểu của Liebig

Quy luật Liebig được mở rộng cho các quần thể sinh vật (và thường được sử dụng trong các mô hình hệ sinh thái). Ví dụ, sự tăng trưởng của một sinh vật như thực vật có thể phụ thuộc vào nhiếu yếu tố khác nhau, ví dụ như ánh sáng mặt trời hoặc các khoáng chất dinh dưỡng (chẳng hạn như nitrat hoặc photphat). Sự sẵn có của các yếu tố trên có thể khác nhau, ví dụ như tại một thời điểm nhất định yếu tố này có ít hơn các yếu tố khác. Quy luật Liebig phát biểu rằng sự tăng trưởng chỉ diễn ra với tỷ lệ của yếu tố ít có sẵn nhất[3].

Ví dụ, trong phương trình dưới đây, tốc độ tăng trưởng quần thể O là hàm cực tiểu của 3 số hạng Michaelis-Menten, phụ thuộc sự giới hạn của 3 hệ số I, N và P

d O d t = O ( m i n ( μ I I k I + I , μ N N k N + N , μ P P k P + P ) − m ) {\displaystyle {\frac {dO}{dt}}=O\left(min\left({\frac {\mu _{I}I}{k_{I}+I}},{\frac {\mu _{N}N}{k_{N}+N}},{\frac {\mu _{P}P}{k_{P}+P}}\right)-m\right)}